Tại Hội thảo BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp đã đưa ra những con số đáng chú ý về tình hình sức khỏe của người dân Việt Nam những năm gần đây. Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép, trải qua thời gian dài dịch bệnh COVID 19 thì gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh không lây nhiễm chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính đang gia tăng nhanh chóng. Khoảng 77% tổng số ca tử vong có nguyên nhân từ các bệnh lý không lây nhiễm. Trong đó chủ yếu là tử vong do các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mạn tính, chiếm 66,2% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Tổng số tử vong do các bệnh không lây nhiễm tại Việt nam có 41,5% tử vong sớm trước tuổi 70.
Năm 2021 số người tuổi trưởng thành mắc các bệnh lý về huyết áp thấp chiếm 26,2% tương đương khoảng 17 triệu người, số người trưởng thành mắc các bệnh tiểu đường/ tăng đường huyết là 7.06% tương đương khoảng 4,6 triệu người. Bên cạnh đó các bệnh lý không lây nhiễm khác: Ung thư, béo phì, trầm cảm, cơ xương khớp…cũng tăng cao và ngày càng trẻ hóa.
Điều đáng nói ở đây là đến 80% các bệnh lý không lây nhiễm trên đều có thể chủ động phòng ngừa được nếu người dân có cái nhìn “Đúng và đủ” hơn về nguyên nhân mắc bệnh. Ngoài các nguyên nhân như: Thói quen lười vận động, môi trường sống ô nhiễm, stress, sử dụng thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích…thì Dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh lý không lây nhiễm ngày một tăng nhanh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Vậy chế độ dinh dưỡng như nào sẽ giúp bạn phòng ngừa được các bệnh lý không lây nhiễm?
Theo BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp tùy thuộc từng độ tuổi, công việc, tình trạng sức khỏe mà mỗi người sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Về cơ bản một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
1. Cân bằng năng lượng: Một công thức đơn giản có thể áp dụng đó là tổng năng lượng nạp vào sẽ tương đương với năng lượng tiêu hao: Nữ giới năng lượng nạp vào sẽ thấp hơn nam giới, tăng dần với những người hoạt động thể chất nhiều và giảm dần theo độ tuổi.
Thông thường, tổng năng lượng khuyến nghị mỗi ngày khoảng 2.200 kcal với nam giới và 1.800 kcal với nữ giới.
2. Cân đối dinh dưỡng: Việc ăn đủ lượng calo mỗi ngày thôi chưa đủ mà để có sức khỏe tốt bạn cần phải ăn đầy đủ, cân bằng các nhóm chất: Chất bột đường chiếm 60 – 65%, chất đạm chiếm 10 – 15%, chất béo chiếm 20 – 25%. Ngoài ra, còn cần bổ sung thêm chất khoáng, vitamin và nước cho cơ thể (từ rau củ, trái cây).
3. Lựa chọn thực phẩm bảo vệ tế bào: Cân đối các nhóm thực phẩm từ thực vật và động vật, chất đạm động vật (cá, thịt gà, trứng, thịt lợn, thịt bò…) nên chiếm 25 – 30% lượng thức ăn tiêu thụ còn lại có thể bổ sung chất béo thực vật (Các loại đậu, hạnh nhân, óc chó…) vì thực tế tỷ lệ đạm trong nhiều thức ăn thực vật rất cao.
Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu chất antioxidant là chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và làm chậm sự phá hủy tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Chất antioxidant có nhiều trong các thực phẩm giàu vitamin A, C, E (Sản phẩm từ sữa, trứng, gà, trái cây, rau củ, các loại hạt…), thực phẩm giàu sắt, kẽm, calci, magie (các loại thịt đỏ, bơ, các loại đậu…), thực phẩm giàu polyphenol, chất xơ (rau xanh, quả mọng, bột cacao…)
4. Giảm thực phẩm không có lợi cho sức khỏe: Hạn chế các thực phẩm chứa quá nhiều đường, muối, đồ chiên rán, bia rượu, các thực phẩm quá nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tiểu đường, béo phì, mỡ máu…
5. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm: Sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, bảo quản đúng cách. Không dự trữ quá nhiều thực phẩm trong thời gian dài, hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi không tốt cho sức khỏe. Thực phẩm sống, muối chua còn xanh, thực phẩm nấu đi nấu lại nhiều lần, chiên rán nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế sử dụng.
Và quan trọng hơn hết, tăng cường bổ sung dinh dưỡng có chọn lọc như sử dụng các chế phẩm – thực phẩm chức năng khi cần thiết giúp phòng ngừa và kiểm soát các bệnh lý mạn tính không lây nhiễm. Bác sĩ Diệp cũng đưa ra một vài ví dụ minh chứng trong hội thảo như tăng cường Vitamin K2 (MenaQ7) sẽ giúp làm giảm nguy cơ loãng xương gãy xương và bệnh tim mạch; hoặc bổ sung dịch chiết Ginkgo Biloba giúp giảm nguy cơ bệnh giảm nhận thức (Aizheimer, Hutington) và bệnh mất trí nhớ.
Một chế độ ăn uống hợp lý cùng thói quen thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp từng bộ phận trên cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và duy trì hoạt động dẻo dai, phòng ngừa sự phiển triển không mong muốn của các bệnh lý không lây nhiễm.
AloBacsiGioi.vn (Nguồn: AloBacsi.vn)