Lời nhắn nhủ của BS Anthony Fauci gửi đến các thế hệ khoa học gia tương lai

Ngày 10 tháng 12 năm 2022,

Câu nói “thời gian trôi qua nhanh quá, tưởng như mới ngày hôm qua” và tôi vẫn cảm thấy như vậy khi chuẩn bị về hưu, rời Cơ quan Y tế Quốc gia ‌sau hơn 50 năm.

Khi nhìn lại sự nghiệp của mình, tôi có những bài học có thể hữu ích cho thế hệ khoa học gia và các nhân viên y tế tương lai, là những người sẽ có trách nhiệm giải quyết những thách thức không thể dự đoán trước về sức khỏe cộng đồng chắc chắn sẽ xảy ra.

Ở tuổi ‌81, tôi vẫn có thể nhớ như in lần đầu tiên tôi lái xe lên Cơ quan y tế quốc gia ở Bethesda, tiểu bang Maryland vào tháng 6/1968 khi là một bác sĩ 27 tuổi, mới ra trường, vừa tốt nghiệp chương trình bác sĩ nội trú tại New York.

Vào thời điểm đó tôi mơ ước và mong muốn trở thành bác sĩ giỏi nhất để có thể dùng hết sức mình chăm sóc cho ‌bệnh nhân.

Tới thời điểm này nó vẫn là châm ngôn nghề nghiệp của tôi, nhưng tôi đã không nhận ra ‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌‌nổi các tình huống bất ngờ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp và cuộc sống của tôi như thế nào và tôi phải sớm học cách đối phó với những biến cố bất ngờ.

Anthony Stephen Fauci – Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống Hoa Kỳ là một bác sĩ và nhà miễn dịch học người Mỹ, từng là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ từ năm 1984.

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình, một câu chuyện về tình yêu khoa học và sự khám phá, với hy vọng sẽ là kinh nghiệm tốt cho thế hệ tương lai nối bước vào những nghề nghiệp liên quan đến y tế và sức khỏe, và tiếp tục theo đuổi nó, bất chấp những thách thức và bất ngờ có thể xảy ra.

Trong chương trình chuyên khoa cho bác sĩ nội trú‌‌, tôi đã bị lôi cuốn bởi sự liên hệ giữa ngành truyền nhiễm và hệ thống miễn dịch là một ngành còn tương đối mới nhưng đang phát triển.

Khi tôi chữa cho các bệnh nhân bị nhiễm trùng thông thường hoặc nhiễm trùng nặng, ‌‌rõ ràng là ‌‌các bác sĩ và các nhân viên y tế cần nhiều phương pháp và dụng cụ y khoa hơn để chẩn đoán, ngăn ngừa và chữa trị cho bệnh nhân.

Cũng vì lý do đó mà tôi đã theo học tiếp chương trình hậu bác sĩ tại trung tâm Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thuộc cơ quan y tế quốc gia ‌‌để học thêm sự ‌phức tạp của tế bào và các thành phần khác trong hệ thống miễn nhiễm của con người bằng cách nào đã chống lại được các bệnh truyền nhiễm‌‌.

Có nghĩa là, tôi sẽ nghiên cứu theo phương pháp dùng các dữ liệu trong phòng thí nghiệm vào việc chăm sóc bệnh nhân và ngược lại, đưa những kinh nghiệm chữa trị bệnh nhân trở lại phòng thí nghiệm để cải tiến phương pháp ‌khoa học.

‌Mặc dù tôi không được đào tạo trước về nghiên cứu khoa học căn bản, và tôi bất ngờ bị lôi cuốn bởi khả năng tiềm tàng ‌‌của khoa học, các khám phá khoa học sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân của tôi mà còn cho vô số các bệnh nhân trong tương lai.

Sự đam mê mới này là một mâu thuẫn lớn cho kế hoạch hành nghề y khoa mà tôi đã chuẩn bị từ rất lâu rồi. Cuối cùng, tôi đã chọn đi theo cả hai con đường: trở thành nhà khoa học nghiên cứu và bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Cơ quan y tế quốc gia nơi tôi đã làm việc từ đó cho đến nay.

Đã có rất nhiều khám phá khoa học từ trong phòng thí nghiệm và ngay cả từ trung tâm khám bệnh.

Trong những năm đầu tiên, tôi đã khám phá ra phương pháp trị liệu hữu hiệu cho căn bệnh liên quan đến mạch máu có thể làm chết người gọi là vasculitus syndromes, mạch máu bị sưng, phương pháp này đã giúp bệnh nhân thoát chết mà bệnh còn ngưng tái phát trong một thời gian dài.

Và con đường nghiên cứu của tôi đã được vạch ra rõ ràng: Tôi sẽ dành cả đời để nghiên cứu về hệ thống miễn nhiễm.

‌‌Vào mùa hè năm 1981, ‌các bác sĩ và nhà nghiên cứu đã biết đến một căn bệnh bí ẩn lây lan trong giới đàn ông đồng tính.

Tôi cũng tò mò với căn bệnh kỳ lạ này, đó là bệnh AIDS với virus HIV.

Đặc điểm của căn bệnh này là virus sẽ phá hủy hoặc làm suy yếu chính các tế bào thuộc hệ thống miễn nhiễm mà cơ thể cần để chống bệnh.

Tôi càng thông cảm hơn với những người đồng tính nam, còn trẻ tuổi đã sẵn bị kỳ thị vì giới tính và nay còn bị kỳ thị gấp đôi khi căn bệnh ‌‌‌làm hao mòn cơ thể, ‌‌cướp đi cuộc sống và ước mơ của họ. ‌

Trước sự thất vọng của bạn bè và các giáo sư cố vấn, họ nghĩ là tôi đã bỏ lỡ cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp vì tôi quyết định thay đổi hoàn toàn hướng nghiên cứu trái với lời khuyên của họ.

Tôi đã dành hết thì giờ để nghiên cứu về bệnh AIDS, chăm sóc cho các bệnh nhân trẻ tại cơ quan y tế quốc gia, cùng lúc là tìm tòi và hy vọng khám phá ra những bí ẩn của căn bệnh mới này như tôi đã làm trong phòng thí nghiệm‌‌ hơn 40 năm nay.

Tôi chưa bao giờ có tham vọng cho một chức vụ gì ở lãnh vực hành chính cả và tôi chỉ thích làm bác sĩ chữa bệnh và làm nghiên cứu.

‌Nhưng tôi bực mình với sự thiếu quan tâm và nguồn lực dành cho việc nghiên cứu về HIV/AIDS vào đầu những năm 1980. ‌

Và một lần nữa, một cơ hội bất ngờ đến khi tôi được yêu cầu làm giám đốc trung tâm Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia và tôi đã nhận lời, với điều kiện họ phải đồng ý cho tôi vẫn tiếp tục chăm sóc bệnh nhân cũng như vẫn làm việc trong phòng thí nghiệm nghiên cứu của mình.

Quyết định này đã thay đổi sự nghiệp của tôi và mở ra một cơ hội ảnh hưởng tích cực đến y học và sức khỏe toàn cầu theo những cách mà tôi không thể tưởng tượng được.

‌‌Bắt đầu với Tổng thống Ronald Reagan, và trong 38 năm tôi làm giám đốc Trung tâm Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia tôi đã có cơ hội làm cố vấn cho 7 tổng thống.

Các chuyện cố vấn cho TT bao gồm cách đối phó với HIV/AIDS, cũng như các mối đe dọa khác như cúm gia cầm, bệnh anthrax, đại dịch cúm năm 2009, Ebola, Zika‌‌ và C‌ovid-19.

Tôi ‌‌luôn thành thật với các tổng thống và các giới chức cao cấp của chính phủ, ngay cả khi những sự thật đó có thể gây khó chịu hoặc khó khăn chính trị cho họ, nhưng khi chính trị và khoa học kết hợp được với nhau thì sẽ gặt hái được kết quả tốt.

Vào giữa những năm 1990, thuốc trị virus HIV đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả, phần lớn là do các nghiên cứu được hỗ trợ bởi cơ quan tôi đang làm giám đốc, Trung tâm Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia.

Và thuốc này bắt đầu được dùng để chữa trị cho bệnh nhân ở Hoa Kỳ vào năm 1996.

Vào đầu thế kỷ 21, những người bị nhiễm HIV mà được chữa bằng các loại thuốc này thì cuộc sống của họ có tuổi thọ gần như bình thường.

Nhưng ở các nước Phi châu và các quốc gia nghèo và các quốc gia trung lưu thì hầu như không có khả năng chữa trị bằng các loại thuốc này.

Với lòng nhiệt thành mong muốn có sự công bằng trên phương diện y tế toàn cầu, Tổng thống George W. Bush đã ra lệnh cho tôi, cùng với chính quyền của ông, phải đưa ra một chương trình có kế hoạch để cung cấp các loại thuốc chữa HIV này và dịch vụ chăm sóc AIDS cho các quốc gia nghèo với tỷ lệ HIV cao.

Đó là một vinh dự trong sự nghiệp của tôi khi được trở thành người xây dựng chương trình này và sau đó chương trình này đã trở thành Kế hoạch Khẩn cấp của Tổng thống Cứu trợ AIDS, chương trình này ‌‌đã cứu sống 20 triệu người trên toàn cầu.

Đây là một thí dụ về sự thành công khi các nhà lãnh đạo có các chính sách và ước muốn đạt được mục đích cứu người với sự hỗ trợ của khoa học.

Giống như 1 cái giá sách có 2 đầu để chặn sách thì sự nghiệp của tôi ở cơ quan y tế quốc gia, một đầu bên kia là HIV/AIDS, và đầu bên này là Covid-19. ‌‌

Đại dịch Covid này không hoàn toàn bất ngờ, vì các bệnh truyền nhiễm là mối thách thức cho loài người trong suốt lịch sử, nhưng một số bệnh có thể làm thay đổi các nền văn minh‌‌ của con người, và Covid-19 là đại dịch về đường hô hấp kinh khủng nhất đối với loài người kể từ đại dịch cúm‌‌ năm 1918.

Và vẫn có nhiều điều cần học hỏi liên tục từ kinh nghiệm với Covid-19.

Hoa Kỳ luôn được nhắc nhở là nơi rất quan trọng trong việc tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu căn bản của y khoa cùng với sinh học.

Những thành công chính của đại dịch C‌‌ovid-19 là sự tiến bộ của khoa học, đặc biệt là sự thành công của vaccine đã cứu sống nhân loại, chỉ trong vòng 1 năm vaccine đã ra đời và được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm và được chích cho dân chúng, đó là một kỳ tích chưa từng có.

Tuy vậy, không tránh khỏi được các kinh nghiệm đau thương, như sự thất bại của một số phương pháp y tế cộng đồng trong nước và toàn cầu.

Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng cuộc chiến đấu chống lại Covid-19 đã bị trở ngại vì sự chia rẽ chính trị quá lớn trong xã hội của đất nước.

Các quyết định về các biện pháp y tế công cộng như đeo khẩu trang và chích vaccine đã bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch và chia rẽ chính trị theo một cách chưa từng thấy trước đây.

Trách nhiệm của tất cả chúng ta là bảo đảm rằng các quyết định về chính sách y tế công cộng phải được dựa trên các dữ liệu tốt nhất.

Các khoa học gia và nhân viên y tế nên làm tròn trách nhiệm của mình bằng cách phải lên tiếng về các thông tin mới cũng như cũ, hãy chia sẻ và giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản về những khám phá khoa học mới nhất cũng như những gì còn đang phải học hỏi.

Khi nghĩ lại về chàng trai 27 tuổi đến cơ quan y tế quốc gia hồi năm 1968, tôi rất vinh hạnh vì đã có một cơ hội và một vinh dự to lớn khi được phục toàn dân Hoa Kỳ và toàn thế giới.

Tôi đã có quá nhiều niềm vui và đặc ân từ ‌‌chuyện làm việc chung và học hỏi từ hàng trăm bác sĩ, ‌khoa học‌ gia tài giỏi và tận tâm cũng như làm việc với các nhân viên phụ tá trong phòng thí nghiệm với tôi, làm việc tại trung tâm khám bệnh của cơ quan y tế quốc gia, và trong trung tâm nghiên cứu của cơ quan Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, và sự phối hợp của các khoa học gia trong nước và toàn thế giới.

Nhìn về phía trước, tôi tin tưởng rằng các bác sĩ, khoa học gia trẻ và những nhân viên y tế công cộng của thế hệ tương lai sẽ có đầy đủ niềm hãnh diện và cảm giác hoàn thành trách nhiệm giống như tôi để đem hết khả năng chuyên môn ra hầu duy trì, phục hồi và bảo vệ sức khỏe cho mọi người trên khắp thế giới và phải dối phó kịp thời được với những thử thách bất ngờ liên tục mà chắc chắn sẽ xảy ra.

(Anthony Fauci là giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, đồng thời là cố vấn y tế chính cho Tổng thống Biden. Chuyên gia Anthony Fauci đang chuẩn bị từ chức cố vấn y tế trưởng của Tổng thống Biden và giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) vào cuối năm nay, 2022).

Trích dẫn từ FB BS Chu Trọng Hiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *