PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng: “Ông mụ” nặn lại đôi gò bồng đảo cho chị em ung thư vú

Mỗi năm Việt Nam phát hiện hơn 20.000 ca mắc ung thư vú nhưng số lượng người tái tạo chỉ 1-2% (tương đương 200-400 người), trong khi đó nước ngoài tỉ lệ này ở nước ngoài là 14-15%. Đó là con số khiến PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng – Chủ tịch Hội ung thư vú Huế trăn trở.

Từng kinh qua vị trí Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế, nay là Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS (TPHCM), ông nhận thấy bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam đang bị mặc định rằng “đã ung thư là phải cắt”, nhiều trường hợp bệnh nhân nằm trên bàn mổ, sau khi có kết quả sinh thiết ung thư là bác sĩ phẫu thuật cắt vú ngay mà không hỏi ý kiến của họ.

Về phía bệnh nhân, khi được chẩn đoán ung thư vú, họ tập trung vào điều trị, ưu tiên cho tính mạng. Nhưng khi tỉnh dậy sau ca mổ, hụt hẫng sờ vào bên ngực phẳng, họ nhận ra: “Lẽ ra mình phải được nhiều hơn như vậy”.

Bảo tồn và tái tạo vú là cần thiết, bởi bộ ngực là niềm kiêu hãnh, là biểu tượng của phụ nữ mà mình cắt đi, để như vậy làm sao được!”- PGS Tùng cho rằng: “Đúng ra, sau khi chẩn đoán ung thư phải để cho bệnh nhân có thời gian suy nghĩ, cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị theo nguyện vọng của họ, có thời gian thu xếp công việc gia đình…

Ngoài vấn đề bảo tồn vú ở bệnh nhân ung thư chưa được xem trọng đúng mức dẫn đến tỷ lệ đoạn nhũ cao thì còn có những rào cản bệnh nhân tiếp cận với tái tạo vú, trong khi xu hướng mới là bảo tồn và tái tạo.Theo PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng, có 2 rào cản lớn nhất đến từ bệnh nhân và từ thầy thuốc khiến số ca tái tạo vú còn ít.

Ở góc độ bệnh nhân, họ cũng chưa hiểu hết hoặc hiểu không đúng về tái tạo vú. Đa số chị em hình dung đây là đi làm đẹp, chưa nhìn ra tầm quan trọng của tái tạo vú là có thể thay đổi cuộc đời của họ.

Thêm nữa là tác động từ những người đồng bệnh khi họ hỏi thăm nhau, nếu nghe lời bàn lui: “Thôi tập trung chữa bệnh đi, đã bệnh mà còn lo làm đẹp…” cũng làm lung lay ý định của người muốn tái tạo vú.

Còn về phía thầy thuốc, hiện nay phẫu thuật tái tạo vú được thực hiện bởi bác sĩ ung thư và bác sĩ tạo hình, 2 bên đều có những quan điểm và tầm nhìn riêng. Họ chưa ngồi lại với nhau để phân định ranh giới rõ ràng bác sĩ ung thư được mổ đến đâu, bác sĩ tạo hình sẽ mổ phần nào, và cả 2 bác sĩ này được phép mổ trên bệnh nhân nào. Tức là giữa các bác sĩ chưa có sự phối hợp, và Việt Nam hiện nay cũng chưa có guideline hướng dẫn về tái tạo vú.

»»» Xem thêm: TTND.GS.TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam

Ngày 30/10/2021, Hội thảo Nhận thức về tái tạo vú, lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, diễn ra với hình thức trực tuyến. Tên tiếng Anh của Hội thảo là Breast Reconstruction Awareness, trong đó có từ Awareness có nghĩa là nhận thức. Ban tổ chức muốn giữ nguyên ý nghĩa khi dịch sang tiếng Việt. Nhận thức ở đây muốn nhấn mạnh rằng mỗi y bác sĩ phải hiểu biết đúng về tái tạo vú thì mới có thể đem lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân ung thư vú.Ngày 30/10/2021, Hội thảo Nhận thức về tái tạo vú, lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, diễn ra với hình thức trực tuyến. Tên tiếng Anh của Hội thảo là Breast Reconstruction Awareness, trong đó có từ Awareness có nghĩa là nhận thức. Ban tổ chức muốn giữ nguyên ý nghĩa khi dịch sang tiếng Việt. Nhận thức ở đây muốn nhấn mạnh rằng mỗi y bác sĩ phải hiểu biết đúng về tái tạo vú thì mới có thể đem lại chất lượng sống tốt hơn cho bệnh nhân ung thư vú.

Về mặt kinh phí, khi kinh tế còn khó khăn thì bệnh nhân cũng chưa nghĩ tới tái tạo vú, hoặc nghĩ tới nhưng ngại tốn kém. Một số chị em cảm thấy có lỗi khi bản thân bị bệnh ung thư, chữa bệnh thôi đã là gánh nặng cho gia đình, nào dám đòi hỏi tốn thêm tiền để tái tạo bầu ngực.

Hiện nay BHYT có chi trả cho phẫu thuật vú tái tạo tức thì (không bao gồm các vật liệu độn), không chi trả phẫu thuật tái tạo muộn, trong khi ở các nước khác thì đều nằm trong khung BHYT rồi. Đây cũng là một trong những hạn chế trong chính sách y tế. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là nhận biết của bệnh nhân và thầy thuốc về tái tạo vú.Năm 1997 Bệnh viện Trung ương Huế được các bác sĩ Pháp chuyển giao công nghệ tái tạo vú bằng vạt lưng và túi độn, BS Nguyễn Đình Tùng là một trong những người đầu tiên kế thừ sự chuyển giao này và phát triển cho tới bây giờ, bởi ông nhận thấy thấy đây là công việc rất hay. Tuy nhiên số lượng bệnh nhân tiếp cận tái tạo vú còn ít, và trước khi làm BS Tùng phải tư vấn rất kỹ, các chị mới yên tâm.

Cho đến 2007, khi đến Đại học Washington học phẫu thuật ung thư vú thì đam mê trỗi dậy trong BS Tùng, khi ông chứng kiến sự phối hợp giữa 2 ngành ung thư và phẫu thuật tạo hình trong cùng một bệnh nhân, đem lại chất lượng sống tốt nhất cho họ.

Tuy nhiên cột mốc quan trọng nhất là năm 2002, BS Nguyễn Đình Tùng được học tập chương trình phòng chống ung thư tại Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ, tại đây ông có bài trình bày về tình hình ung thư ở Việt Nam, sau đó nhiều đồng nghiệp biết đến, quan tâm và giao lưu, mở đường cho những bài báo cáo tiếp theo được chấp nhận ở tầm hội nghị ung thư thế giới:

Tôi bước tiếp con đường ung thư vú, tái tạo vú sau này cũng nhờ các mối quan hệ đó. Các khóa học sau này ở Đại học Washington 2007 và Trung tâm Ung thư MD Anderson Hoa Kỳ (2013), ở New York (2016), việc thành lập Hội Ung thư vú Huế… cũng có sự hỗ trợ của rất nhiều đồng nghiệp trong ngành ung thư và tái tạo”.

Hội Ung thư vú Huế do PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng thành lập vào tháng 10/2004 với nhiệm vụ cung cấp kiến thức về bệnh ung thư vú đến cộng đồng đã tổ chức rất nhiều hội nghị mang lại thông tin về chẩn đoán và điều trị cho các bác sĩ và những kiến thức chăm sóc, nâng đỡ cho bệnh nhân. Hội có nhiều hợp tác với nhiều tổ chức trên thế giới, chỉ một năm sau khi thành lập, Hội ung thư vú Huế đã trở thành thành viên của Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC).

Sáng 2/4/2019 PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng có buổi gặp gỡ, giao lưu cùng nhóm các chị em bị ung thư vú tại TPHCM, chia sẻ về các chủ đề: dinh dưỡng cho người bệnh ung thư và vận động sau phẫu thuật. Chương trình do AloBacsi tổ chức.Sáng 2/4/2019 PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng có buổi gặp gỡ, giao lưu cùng nhóm các chị em bị ung thư vú tại TPHCM, chia sẻ về các chủ đề: dinh dưỡng cho người bệnh ung thư và vận động sau phẫu thuật. Chương trình do AloBacsi tổ chức.

Hội Phẫu thuật tuyến vú thế giới cũng hỗ trợ nhiều cho Hội Ung thư vú Huế. Trên hành trình tìm lại biểu tượng vẻ đẹp phụ nữ đã bị ung thư vú tước đi, các nữ chiến binh có sự đồng hành của bác sĩ phẫu thuật đứng hàng giờ trong phòng mổ, tỉ mẩn với những vạt da, khối cơ, khối mỡ, mạch máu, sợi thần kinh… để trả lại đôi gò bồng đảo căng tròn cho các chị.

Tái tạo vú có rất nhiều kỹ thuật, chung quy có 2 chất liệu chính là sử dụng túi độn ngực và vạt tự thân. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, bệnh nhân có 2 thời điểm tái tạo: tái tạo tức thì (tái tạo ngay sau khi cắt bỏ tổn thương vú) và tái tạo muộn (chờ đợi một thời gian, sau khi điều trị ổn định mới tái tạo).

PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng cho hay, các hướng tiệm cận với thế giới trong tương lai gần là phẫu thuật tái tạo vú nội soi: cắt bỏ toàn bộ tuyến vú bằng nội soi sau đó đặt túi vào, tương tự với trường hợp đặt túi 1 thì nhưng có ưu điểm vết mổ nhỏ, bệnh nhân phục hồi nhanh, hiện ở Việt Nam đã có một số bệnh viện đầu ngành bắt đầu làm.

Một kỹ thuật mới, đem lại hiệu quả ấn tượng mà PGS Tùng đã thực hiện cho bệnh nhân của mình là ứng dụng các kỹ thuật ghép mỡ trong phẫu thuật tái tạo vú. Đây là một quy trình đi đúng theo công nghệ mới của thế giới: phẫu thuật tái tạo vú phối hợp. Nếu trước đây chỉ sử dụng 1 chất liệu thôi (vạt hoặc túi), nếu có phối hợp thì cũng chỉ phối hợp vạt và túi, tuy nhiên kết quả vẫn chưa đẹp, vẫn còn một chút lồi lõm, gồ ghề, mất cân xứng thì phối hợp thêm chất liệu mới là mỡ tự thân để phủ lên bề mặt có thể khắc phục những khiếm khuyết đó.

»»» Xem thêm: ThS.BS Lê Vũ Tân: chuyên gia Nam Khoa trở thành hot tiktoker gỡ rối nỗi niềm quý ông

Sau tái tạo vú, “bác sĩ đừng gọi em là bệnh nhân nữa!”

Tiếp cận với phẫu thuật tái tạo vú từ năm 1997 nhưng 3 năm sau, BS Nguyễn Đình Tùng mới công bố những ca tái tạo vú bằng vạt lưng và túi độn. Từ đó, bàn tay phẫu thuật của BS Tùng đã giúp nhiều cuộc đời thay đổi.

Đó là nữ sinh viên học năm cuối Đại học Sư phạm Huế, 24 tuổi (năm 1997), chuẩn bị đám cưới thì phát hiện ung thư vú, phải cắt toàn bộ tuyến vú và tái tạo lại bằng vạt lưng, làm lại núm vú. Từ đó đến giờ đã 25 năm, hai đứa trẻ lần lượt ra đời, chỉ bú một bên bầu sữa, nay đều đã trưởng thành. Chuyện đoạn nhũ chỉ có người chồng biết vì chị vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường.

Một trường hợp khác là bệnh nhân 32 tuổi ở Buôn Ma Thuột, sự nghiệp đang thăng tiến thì phát hiện ung thư vú. Nghe danh BS Tùng, chị ra Huế cắt bỏ tuyến vú và đặt túi bằng nước muối sinh lý (thời điểm đó chưa có túi gel). Từ tâm trạng buồn bã, đau khổ, sau tái tạo vú chị đã lấy lại sự tự tin, tiếp tục học cao học rồi lập gia đình. Khi dắt con trai đến thăm BS Tùng, chị giới thiệu với con “Đây là người đã chữa bệnh cho mẹ, giúp cuộc đời mẹ bước sang trang mới”.

Cho đến thời điểm này, nữ bệnh nhân cao tuổi nhất được tái tạo vú là bà mẹ 68 tuổi của một cô ca sĩ. Cô đề nghị BS Tùng mổ cho mẹ và tái tạo luôn (cắt xong đặt túi ngay) để bà không biết mình bị đoạn nhũ. Vài năm sau, ngoài 70 tuổi bà vẫn có cuộc sống vui vẻ, tinh thần thoải mái.

Nhiều đồng nghiệp hỏi “Bệnh nhân lớn tuổi rồi ông còn mổ làm gì nữa?” nhưng theo BS Tùng, vẫn có những trường hợp cần giải quyết để giữ cho họ một cuộc đời yên vui. Người cao tuổi vẫn cần tự tin giao tiếp xã hội, vẫn cần sống đẹp những năm tháng lão niên.

Sau khi tái tạo vú, các cô giáo không còn mặc cảm vì những buổi mặc áo dài đứng trên bục giảng, đưa tay lên viết bảng mà khăn độn ngực tuột lên tuột xuống. Nhiều chị em khác đã tự tin mặc đồ bơi vui vầy cùng chúng bạn, chứ không phải đợi bạn bè lên bờ hết mới dám lên… Hạnh phúc gia đình tưởng chừng tắt ngấm sau hung tin người vợ/người mẹ bị ung thư vú cũng được thắp sáng trở lại.

Hầu như tất cả những bệnh nhân tái tạo vú đều lấy lại sự tự tin, hòa nhập với cuộc sống thường ngày. Thậm chí sau này gặp lại, các chị còn đề nghị: “Bác sĩ đừng gọi em là bệnh nhân nữa, em trở thành người bình thường rồi!”.

Niềm vui của các nữ chiến binh ung thư vú cũng là động lực của PGS Tùng khi thấy được việc làm của mình mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bệnh nhân: “Khi trả được họ về lại cộng đồng thì đó cũng là thành công và là món quà lớn nhất của người thầy thuốc”.

Không phải con đường nào cũng trải hoa hồng, phẫu thuật tái tạo vú không phải ca nào cũng thành công mỹ mãn, cũng có những biến chứng: vú biến dạng, hai bên không đồng đều, bên cao bên thấp, vỡ túi độn, nhiễm trùng phải tháo túi ra, xạ trị làm hỏng túi, hóa trị làm cho túi không còn tương thích; đối với vạt có thể chết vạt, hư vạt một phần hoặc toàn bộ; với vạt bụng có thể gặp thoát vị thành bụng… do đó bác sĩ phải học nhiều, thực hành nhiều để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng biến chứng.

PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng cho biết: “Những biến chứng này ngày càng ít đi và cũng bớt nghiêm trọng hơn, không đáng sợ như những biến chứng đầu tiên ghi lại trong y văn, do công nghệ và kỹ thuật ngày càng cải tiến. Sau này với công nghệ ghép mỡ thì sẽ không còn biến chứng về vạt và túi, thậm chí không để lại sẹo”.

Trước đây, các nhà nghiên cứu lo lắng và tranh cãi vì họ lo lắng khi đưa mỡ vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đối với bệnh nhân ung thư vú. Nhưng thực thế sau gần 15 năm, người ta đã chứng minh không có sự liên quan nào giữa việc ghép mỡ trong tái tạo vú với nguy cơ phát triển ung thư tại chỗ hay toàn thân.

Đây là một bước tiến rất lớn, đưa đến một xu hướng mới của thế giới là ghép mỡ tự thân tái tạo toàn bộ vú, không sử dụng túi độn hay vạt nữa, sẽ tránh cho bệnh nhân phải chịu những tổn thương lớn, vết sẹo dài. Kỹ thuật này đã thực hiện thành công ở một số nước như Mỹ, Hà Lan, Nhật; Hàn Quốc cũng mới bắt đầu, “tương lai gần Việt Nam cũng sẽ làm thành công” – PGS Tùng tin tưởng.

PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng

Quá trình đào tạo

  • 1990 – Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược Huế
  • 1992 – Bác sĩ Ngoại khoa, Bệnh viện Trung ương Huế
  • 1994 – Bác sĩ chuyên khoa Ung thư, Bệnh viện K, Hà Nội
  • 2000 – Thạc sĩ Ngoại khoa, Đại học Y Dược Huế
  • 2004 – Tiến sĩ Ngoại khoa, Học viện Quân Y
  • 2002 – Thực tập tại Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ
  • 2007 – Thực tập phẫu thuật ung thư vú và tái tạo vú tại Đại học Washington, Hoa Kỳ
  • 2012 – Bác sĩ Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà nội
  • 2013 – Thực tập tạo hình ung thư tại Trung tâm Ung thư MD Anderson, Hoa Kỳ
  • 2016 – Thực tập tạo hình ung thư tại Trung tâm Ung thư Memorial, New York, Hoa Kỳ

Quá trình công tác

  • 1992-1994: Bác sĩ Ngoại khoa, Bệnh viện Trung ương Huế
  • 1995-1998: Bác sĩ Ung thư, Bệnh viện Trung ương Huế
  • 1998-2000: Học cao học Ngoại khoa, Đại học Y dược Huế
  • 2000-2004: Nghiên cứu sinh Ngoại khoa Học viện Quân Y
  • 2004-2016: Phó trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế
  • 2016-2021: Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế
  • 2006-nay Giảng viên kiêm nhiệm Ung bướu, Đại học Y dược Huế
  • Từ tháng 6/2021: Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Thẩm mỹ EMCAS (TPHCM)

Thành viên các hội

  1. Ban Chấp hành Hội Ung thư Việt nam (1994)
  2. Ban chấp hành Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam (2018)
  3. Chủ tịch Hội ung thư vú Thừa Thiên Huế (2014)
  4. Breast Surgcry International (2009)
  5. Aslan Breast Cancer Network (2018)
  6. Union International Cancer Control (2016)
  7. Tham gia Hội Phẫu thuật Tạo hình Tái sinh quốc tế (tháng 4/2022)

Giải thưởng

  • 1998 – Nghiên cứu ứng dụng ghép tê bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị bố trợ ung thư vú và ung thư buồng trứng – Giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế
  • 2020 – Phẫu thuật cắt vú bảo tồn núm vú và tái tạo vú tức thì kết hợp xạ trị trong mô Intrabeam trên bệnh nhân ung thư vú – Giải ba hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế

PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng có gần 50 công trình khoa học và bài báo cáo được công bố trên các tạp chí chuyên ngành; chủ trì và tham gia 5 đề tài nghiên cứu khoa học; 11 công trình và kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tiễn gần đây. Ông còn tham gia Ban biên tập tạp chí Reconstruction surgery and Anaplastology của Bỉ.

Bài: Hồng Nhung – AlobacsiGioi

Thiết kế: Anh Thi

THÔNG TIN LIÊN HỆ

PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng khám tại Bệnh viện Thẩm Mỹ EMCAS

Điện thoại đặt khám: 093 818 96 96

Địa chỉ: 14/27 Hoàng Dư Khương, Phường 12, Quận 10, TPHCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *